Review những app hay khi du lịch Trung Quốc

Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Trung Quốc còn nổi tiếng bởi bề dày lịch sử văn hóa rực rỡ. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải một điểm du lịch phổ biến với nhiều người do rào cản về ngôn ngữ cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Ngày nay việc du lịch đến Trung Quốc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin. Có một câu nói vui rằng: “Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể đi cả Trung Quốc”. Câu nói trên là hoàn toàn chính xác nếu bạn biết cách tận dụng hiệu quả các apps du lịch Trung Quốc. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ và Review tất tần tật những app hay khi đi du lịch Trung Quốc.



app du lịch trung quốc bìa

 


1. App Bản đồ Trung Quốc – Baidu Maps

 

 

2 apps bản đồ được các tiền bối đã lưu lạc giang hồ bên Trung Quốc khuyên dùng là Maps.meBaidu Maps.

 

1.1. App bản đồ du lịch Offline – Maps.me

Nếu bạn nào hay đi du lịch thì chắc không còn lạ gì với app Maps.me này rồi. Ứng dụng bản đồ, chỉ đường giống Google Maps, sử dụng offline rất hữu dụng trong trường hợp không có 3G hay wifi. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của app này chính là không hỡ trợ Tiếng Trung.

ĐÁNH GIÁ: 7/10

 

1.2. App bản đồ Trung Quốc – Baidu Maps

Trong trường hợp đó, các bạn có thể sử dụng Baidu Maps thay thế. Là phần mềm do người Trung Quốc phát triển nên so với Google Maps hay Maps.me thì thông tin về Trung Quốc sẽ chi tiết hơn rất nhiều. Các bạn còn có thể tra cứu thông tin về sơ đồ của một tòa nhà hay trung tâm thương mại ở Trung Quốc nữa. Mình để ý ở Thượng Hải hay các thành phố lớn, tài xế taxi hay sử dụng app này để chỉ đường nữa.

Nhưng Baidu Maps này chỉ đường rất vớ vẩn, một mình một kiểu không theo một hệ thống gì luôn. Hôm mình đi Di Hòa Viên, trong khi Google Maps hay trên TripAdvisor, đều chỉ là đi đến bến metro Beigongmen rồi đi bộ khoảng 5 phút nữa là đến cổng chính.

Thì riêng bác Baidu Maps chỉ đi đến ga metro Xiyuan, rồi đi bus thêm 3 trạm nữa, đi bộ 2 phút mới đến cửa phía đông Di Hòa Viên. Nói chung là rắc rồi và phải đổi nhiều phương tiện hơn cách mà Google Maps chỉ. Một điểm trừ nữa là, bắt buộc phải biết tiếng Trung mới tận dụng được hết các chức năng của Baidu Maps nhé.

ĐÁNH GIÁ: 6/10

 


2. App Vượt tường lửa – VPN Proxy Master (App vào Facebook ở Trung Quốc)

 

apps du lịch trung quốc vượt tường lửa

 

Ở Trung Quốc, các bạn không thể sử dụng Google, Facebook, Instagram … nếu không sử dụng các ứng dụng vượt tường lửa. Trong số các apps vượt tưởng lửa thì VPN Proxy Master (có ký hiệu chiếc chìa khóa màu xanh lam) là được đánh giá tốt nhất,

Nếu dùng tài khoản Free thì tốc độ rất chậm hầu như là không dùng được. Các bạn có thể dùng thử tài khoản Pro trong 7 ngày. Nhưng tốc độ cũng không cải thiện là bao, lướt Facebook hay Instagram vẫn rất chập chờn và lag liên tục.

* LƯU Ý: Các bạn phải dùng sim Trung Quốc thì tốc độ lướt mạng mới ổn định nhé. Mấy hôm đầu chưa mua sim, điện thoại mình mãi mới load được 1 trang web xong cứ đổ cho wifi khách sạn cùi. Chả hiểu sao lắp sim Trung Quốc vào một cái, lướt web ngon ơ ạ.

ĐÁNH GIÁ: 5/10

 


3. App Tìm điểm vui chơi ăn uống – Dianping

 

app tìm điểm vui chơi ăn uống

 

Nếu ở Việt Nam có apps Lozi hay Foody chuyên review đồ ăn và các quán ăn thì ở Trung Quốc cũng có Dianping. Mình vô tình biết được app này khi search các quán ăn ở Thượng Hải. Ngoài ra, app này còn tích hợp review về các địa điểm tham quan du lịch ở Trung Quốc nữa, như kiểu Tripadvisor đó.

So với Tripadvisor thì thông tin trên Dianping về các địa điểm ở Trung Quốc đầy đủ và chuẩn xác hơn. Cái này là do chính mình kiểm chứng nên hoàn toàn có thể tin được. Số là hôm đấy định lên cái rooftop bar ở Thượng Hải, trước khi đi đã tra kỹ giờ mở cửa trên TripAdvisor là 2h chiều đến 2h sáng. Vội vội vàng vàng chạy đến nơi cho kịp hoàng hôn lúc 5:00. Thì đến đấy mới biết là bar sẽ mở vào 05:30 chiều.

LƯU Ý

  • Các bạn sẽ phải biết tiếng Trung thì mới có thể sử dụng app này nhé.
  •  Trong trường hợp không muốn dùng app có thể lên web của nó là www.dianping.com.

ĐÁNH GIÁ: 7/10

 


4. App Đặt phòng khách sạn, đặt vé tàu du lịch Trung Quốc – Ctrip

 

app đặt phòng trung quốc

 

Thông thường khi lên kế hoạch cho 1 chuyến du lịch, các bạn sẽ phải tra vé máy bay ở Skyscanner, đặt phòng ở booking.com, mua vé tàu ở omio.com. Nói chung là phải sử dụng nhiều ứng dụng 1 lúc.

Nhưng khi du lịch Trung Quốc, các bạn chỉ cần sử dụng một ứng dụng duy nhất để đặt vé máy bay, đặt phòng, đặt vé tàu – đó là Ctrip (hay trip.com). Ctrip có các tính năng và cơ chế hoạt động tương tự như các ứng dựng kể trên nhé. Nhưng vì là app do người Trung Quốc làm ra, nên Ctrip sẽ hỗ trợ tốt hơn khi du lịch Trung Quốc. Các bạn cũng đừng lo lắng vì nếu có vấn gì thì nhân viên support của Ctrip nói được tiếng Anh nhé.

ĐÁNH GIÁ: 10/10

 


5. App Dịch – Speak & Translate

 

apps dịch trung quốc

 

Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất khi các bạn dự định đi du lịch Trung Quốc vì 99% người dân không ai nói được tiếng Anh, nếu có thì chỉ bập bẹ được một số câu đơn giản, mà phát âm còn sai ý.

Vì thế nếu không biết tiếng Trung, các bạn nên cài sẵn một số apps có chức năng dịch trên điện thoại, trừ Google Translate ra nhé. Mình recommend app Speak & Translate – vì ngoài dịch văn bản và hỉnh ảnh ra, ứng dụng này còn hỗ trợ dịch nói nữa. Nếu đi ngắn ngày các bạn có thể dùng thử tài khoản pro để sử dụng hết tính năng của phần mềm này nhé.

LƯU Ý: Vì mình biết tiếng Trung cho nên không sử dụng apps này mấy nhớ.

ĐÁNH GIÁ: 7/10

 


6. App Liên lạc – WeChat

 

apps liên lạc

Đa phần người Trung Quốc đều xài WeChat để liên lạc, nó phổ biến như Zalo ở Việt Nam vậy. Ngoài tiện ích nhắn tin và gọi điện miễn phí ra, WeChat còn là một 1 trang thông tin thu nhỏ, có thể cho người dùng biết thông tin về một địa điểm vui chơi chỉ với 1 cái scan QR code. Hơn nữa, tính năng WeChat Pay thực sự hữu dụng với người dân Trung Quốc.

Nếu muốn đăng ký tài khoản trên WeChat, các bạn sẽ phải nhờ người đã sử dụng WeChat giới thiệu chứ không phải cứ thích là đăng ký đâu nhé. Các bạn có thể nhờ người quen bên Trung Quốc scan mã QR code cho chắc nhé. Vì mình đọc 1 số review trên mạng nếu người giới thiệu không được đánh giá cao về độ tin cậy thì vẫn không giới thiệu người khác tham gia WeChat được đâu.

LƯU Ý: Người Trung Quốc không gọi là WeChat mà đọc là Wēi xìn nhé – nói WeChat không ai hiểu gì đâu.

ĐÁNH GIÁ: 6/10

 


7. App Gọi xe – Didi

 

Apps gọi xe trung quốc

 

Ứng dụng gọi xe được sử dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc (không phải do Grab với Uber bị cấm, mà là 2 hãng này kinh doanh thua lỗ phải rút khỏi thị trường Trung Quốc nhé). Didi có cách sử dụng giống như Uber và Grab, nhưng các bạn sẽ phải có thẻ ngân hàng Trung Quốc thì mới sử dụng được nhé (một số thẻ ngân hàng quốc tế add vào được nhưng mà hên xui nhé)

Nhưng ứng dụng này thực sự không cần thiết khi du lịch nhé. Vì thứ nhất các bạn dễ dàng có thể bắt taxi ở Trung Quốc và giá cả cũng rất phải chăng. Thứ hai, nếu bạn không biết tiếng Trung thì cũng không thể nào tìm ra điểm mình cần đến trong app được nhé vì tất cả các địa điểm và địa chỉ đều bằng tiếng Trung hết đó.

ĐÁNH GIÁ: 4/10

 


8. App Thuê xe đạp – OFO

 

app du lịch trung quốc thuê xe đạp

 

Vì vấn đề môi trường đang nhức nhối hiện nay nên chính phủ Trung Quốc rất khuyến khích người dân đi xe đạp. Khi đến các thành phố lớn ở đây, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh đoàn dài người đạp xe chậm rãi, giữa dòng đời vội vã. Nắm bắt nhu cầu sử dụng xe đạp của người dân cũng như khách du lịch, thì các ứng dựng thuê xe đạp như OFO hay MOBIKE đã ra đời (mình sẽ chỉ giới thiệu OFO thôi nhé vì nó phổ biến hơn)

Trái ngược với apps Didi thì các bạn không cần phải có thông tin thẻ tín dụng của Trung Quốc. Các bạn chỉ cần mở ứng dụng OFO, quét mã scan là có thể sử dụng xe đạp rồi nhé. Theo mình thì nếu có thời gian có thể thuê xe đạp đi chơi chơi dạo quanh phố phường, dạo qua thị trường thôi. Vì các địa điểm tham quan ở các thành phố lớn thường cách xa nhau và không phải chỗ nào cũng đỗ xe đạp được nhé.

ĐÁNH GIÁ: 6/10

 


Tổng kết Review những app hay của Trung Quốc

– Dùng App Ctrip và Dianping để lên kế hoạch cho chuyến du lịch tới Trung Quốc.

– Bắt buộc phải cài App bản đồ Trung Quốc Baidu Maps, App vào Facebook ở Trung quốc VPN Proxy Master

– Nếu không biết tiếng Trung Quốc, thì phải cài App dịch – Speak & Translate hoặc học trước Một số câu tiếng Trung du lịch thông dụng.

– Các App gọi xe hoặc thuê xe đạp thực sự không cần thiết, vì taxi có thể dễ dàng vẫy dọc đường và hầu như tài xế không biết tiếng Anh.

Ngoài bài viết giới thiệu và Review những app hay của Trung Quốc sau, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau trong chuỗi bài về du lịch Trung Quốc nhé:

 

– TỔNG HỢP WEBSITE CẦN THIẾT KHI ĐI DU LỊCH –

 

 

error: Content is protected !!